Lộ trình trở thành Management Consultant

Management Consultant (Nhà Tư vấn quản trị) là những người làm trong các công ty Management Consulting, chẳng hạn như: McKinsey, Bain và BCG. Ở mỗi công ty, lộ trình trở thành Management Consultant có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả đều phải trải qua lộ ​​trình nghề nghiệp 6 bậc tại một tổ chức tư vấn trước khi trở thành Management Consultant.

Table of Contents

1. Business Analyst – Dấu ấn đầu tiên trên lộ trình trở thành Management Consultant

Business Analyst – Nhà phân tích kinh doanh (BA) là điểm khởi đầu thường thấy một nhà tư vấn. Nhiệm vụ của các Business Analyst sẽ đi từ việc nghiên cứu đến thu thập, phân tích dữ liệu. Tất cả các công việc được giao đều liên quan trực tiếp đến kết quả cuối cùng của dự án. 

Thông thường, trên 80% thời gian của Business Analyst sẽ làm việc với khách hàng. Họ sẽ hỗ trợ các hoạt động phân tích cũng như quản lý dự án. Thời gian còn lại, họ tham gia các khóa đào tạo và chương trình phát triển kỹ năng tư vấn. 

Mức thu nhập của Business Analyst dao động trong khoảng từ 65,000$ đến 80,000$/năm (theo IGotAnOffer.com). Đồng thời, họ sẽ thường ở tại vị trí khởi đầu này trong vòng 2-3 năm trước khi thăng tiến lên cấp bậc cao hơn trên lộ trình trở thành Management Consultant. 

Business Analyst có ít quyền kiểm soát đối với lịch trình cá nhân. Đồng thời, họ có ít quyền ra quyết định và tham gia hạn chế vào chuyên môn Management Consulting. Tuy nhiên, BA lại được thỏa sức học hỏi, tích lũy kiến thức từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm.

2. Junior Consultant – Nấc thang tiếp theo tiến gần ước mơ Management Consulting

Sau BA, Junior Consultant (Nhà tư vấn sơ cấp) là bậc tiếp theo trên lộ trình trở thành Management Consultant. Tuy nhiên, các nhà tư vấn với một số kinh nghiệm có thể bỏ qua vị trí BA để bước vào cấp độ này. Ví dụ, các ứng viên ứng tuyển vào công ty sau khi đã có trong tay tấm bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh).

Junior Consultant thường sẽ đảm nhiệm công việc tư vấn ở một mảng chức năng cụ thể. Vị trí này đòi hỏi các Junior Consultant cần: 

  • Chịu trách nhiệm trong xác định vấn đề
  • Đưa ra các giả thuyết, kết quả tìm được để đề xuất những giải pháp, khuyến nghị cho khách hàng 
  • Đề xuất các hỗ trợ và tư vấn về việc thực hiện những công việc chuyên môn cụ thể
  • Quản lý nhóm phân tích tham gia vào việc thực hiện. 

Bên cạnh đó, Junior Consultant cũng dành nhiều thời gian quan tâm đến việc củng cố kiến ​​thức chuyên môn. Không những thế, họ còn liên tục trau dồi, phát triển kỹ năng. Junior Consultant sẽ có mức độ kiểm soát và tham gia vào công việc MC cao hơn so với BA. Bên cạnh cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn, một điểm hạn chế là Junior Consultant sẽ cần làm việc nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, quyền giám sát hay lãnh đạo của họ vẫn bị hạn chế.

Mức thu nhập cơ bản tại vị trí này thường khoảng 85,000$ – 95,000$/năm (theo IGotAnOffer.com). Một người sẽ ở bậc này trong khoảng 1-3 năm trước khi bước lên cấp độ cao hơn. 

\"\"

3. Senior Consultant – Chặng kế tiếp của hành trình 

Sau vài năm làm việc với tư cách Junior Consultant, hầu hết sẽ tiến tới vai trò Senior Consultant – Nhà tư vấn cấp cao. Đây được coi là vị trí cao cấp bắt đầu đánh dấu màu sắc cá nhân của người tư vấn. 

Ở vị trí này, các Senior Consultant có trách nhiệm:

  • Quản lý một mảng cụ thể của một dự án có quy mô từ nhỏ đến lớn. 
  • Quản lý các nhóm khách hàng, nhóm các Business Analyst, Junior Consultant hay thậm chí là các Senior Consultant khác.  
  • Tham gia vào các chiến lược bán hàng, Marketing và lãnh đạo trong tổ chức. 

Senior Consultant có nhiều cơ hội tham gia vào hoạt động lãnh đạo và chiến lược trong tổ chức. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng thể hiện bản thân nhiều hơn. Đồng thời, quyết định của một Senior Consultant cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thành quả của dự án. Tuy nhiên, đi kèm với thành công cũng là áp lực. Bởi khi đó, các Senior Consultant sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng. Ngoài ra, họ sẽ cần phải học cách cân bằng giữa vai trò lãnh đạo cũng như vai trò Consultant. 

Có thể thấy, tiến tới vị trí Senior Consultant, một ứng viên đã ghi tên mình trên một nửa lộ trình trở thành Management Consultant. Cũng giống các vị trí trên, một Senior Consultant cần 1-3 năm để thăng tiến lên cấp bậc cao hơn. Tuy nhiên, mức lương cơ bản của họ lại không nhỏ với 110,000$ – 145,000$/năm (theo IGotAnOffer.com).

4. Project Manager – Đánh dấu điểm gần hơn trên lộ trình trở thành Management Consultant

Cấp bậc tiếp theo trên lộ trình trở thành Management Consultant ở trong hầu hết các công ty tư vấn, kể cả khối MBB hay các công ty tư vấn khác đều là Project Manager (Quản lý dự án) hay Manager (Quản lý).

Project Manager sẽ đảm nhận việc quản lý tất cả khía cạnh và giai đoạn thực hiện của dự án. Đồng thời, họ sẽ là người chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến dự án. Họ sẽ chịu trách nhiệm đáp ứng thời hạn của dự án. Bên cạnh đó, họ cũng là cầu nối và đầu mối liên hệ đầu tiên của khách hàng. Họ cũng cần đưa ra các giải pháp cho những vấn đề kinh doanh khách hàng gặp phải. Bên cạnh đó, họ cũng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động nội bộ, chẳng hạn như đề xuất các ý tưởng phát triển kinh doanh.

Một Project Manager đòi hỏi phải có kiến thức rộng về quy trình và chiến lược của tổ chức. Điều này giúp họ hoàn thành một dự án hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Project Manager sẽ cần phải lãnh đạo nhiều nhóm và đảm nhiệm việc báo cáo kết quả với khách hàng cũng như lãnh đạo cấp cao hơn trong tổ chức. Các Project Manager cũng có thể tham gia vào quá trình phỏng vấn nhân viên tiềm năng cho công ty. 

Có thể nói với nhiều người, tiến đến cấp độ này trên lộ trình trở thành Management Consultant là một thành quả nỗ lực đáng khâm phục. Và tất nhiên, mức thu nhập cũng rất đáng mơ ước với 135,000$ – 175,000$/năm (theo IGotAnOffer.com) và họ thường ở vị trí này khoảng 2-3 năm.

\"\"

5. Principle – Chặng áp chót để chinh phục thành công Management Consulting

Principle là cấp độ tiếp theo sau khi một người đã trải qua vị trí Project Manager và là cấp độ gần nhất với cấp độ cao nhất trên lộ trình trở thành Management Consultant. Một Principle thường sẽ có cách tiếp cận toàn diện đối với công việc Management Consulting cũng như xem xét toàn cảnh với vấn đề của khách hàng. 

Trách nhiệm lớn nhất của một Principle là đảm bảo quy trình chuyển giao toàn bộ dự án. Đồng thời, họ cần truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm để tiến tới việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng cấp cao và tạo ra các kết nối với khách hàng mới. 

Với vị trí Principle, một người sẽ có mức thu nhập từ 185,000$ – 230,000$/ năm (theo IGotAnOffer.com). Bên cạnh đó, họ có cơ hội sở hữu toàn bộ dự án của riêng mình bao gồm cả chiến lược và quyết định cuối cùng. Đồng thời, Principle cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm toàn bộ chu trình của một dự án, nhưng đi kèm là những áp lực lớn về kết quả cuối cùng của dự án. 

6. Partner/ Director – Cấp độ cao nhất trên lộ trình trở thành Management Consultant 

Cuối cùng, sau khoảng 10-15 năm chinh phục trên lộ trình trở thành Management Consultant, “quả ngọt” thành công đã nở rộ. Khi đó, một người đã có thể tiến tới vai trò của một Partner (Đối tác) hay một Director (Giám đốc) – cấp bậc cao nhất của lộ trình nghề nghiệp Management Consulting. 

Với vị trí này, dường như mọi thứ đã thuộc về Partner/Director. Một mặt, họ có quyền quyết định cao nhất và là chuyên gia của lĩnh vực. Partner/Director còn có cơ hội tư vấn cho những khách hàng quan trọng nhất của tổ chức. Mặt khác, Partner/Director sẽ chịu trách nhiệm tạo ra doanh số và thúc đẩy phát triển công ty. Đồng thời, họ sẽ sáng tạo các chiến lược đổi mới và đảm nhận thực hiện mục tiêu chiến lược thành công. Các Partner/Director thường là chủ sở hữu một phần của công ty tư vấn. 

Mức thu nhập cơ bản của một người ở vị trí này là khoảng 500,000$ – 5,000,000$/năm (theo IGotAnOffer.com). Đồng thời, thời hạn của họ ở vị trí này là không giới hạn.

\"\"

7. Lời Kết

Điều hấp dẫn trong Management Consulting là dấu ấn mang lại cho profile cá nhân và các cơ hội khác. Do đó, 6 cấp độ trên lộ trình trở thành Management Consultant có thể là một sự đánh đổi đáng xem xét. Hy vọng bạn đã có được những hiểu biết nhất định cho mình trên lộ trình nghề nghiệp Management Consulting!

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của 1 management consultant

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp