5 BÀI HỌC ĐẮT GIÁ ĐÚC KẾT TỪ HƠN +1000 OFFERS CONSULTING

5 BÀI HỌC ĐẮT GIÁ ĐÚC KẾT TỪ HƠN +1000 OFFERS CONSULTING

Management Consulting chắc chắn không còn là cái tên xa lạ đối với sinh viên Kinh tế. Đây được coi là một trong những ngành cao cấp nhất, mức lương cao nhất cho một sinh viên mới ra trường, học hỏi được nhiều nhất, và đương nhiên là cạnh tranh nhất.
 
Sau đây là 5 bài học đắt giá nhất, trọng tâm ở vòng case interview được rút ra từ hơn 500 offers đến từ MBB (McKinsey, BCG and Bain) và hơn 1000 Tier 2 offers (Kearney, Strategy&, Oliver Wyman, Roland Berger, LEK, EY Parthenon mà một số firms khác). Nhưng insights đều dựa vào hàng ngàn data points được cung cấp trong 10 năm qua với quan điểm, ý kiến chủ yếu đến từ 2 nguồn chính:
  • Từ các anh chị Senior Consultants ở level chuyên gia (gần 8 năm kinh nghiệm ở MBB) và những interviews được đào tạo chính quy ở McKinsey và BCG.
  • Từ những bài review rút kinh nghiệm của hơn 500 case được MBB offer và hơn 1000 tier 2 offer đến từ các ứng cử viên trên toàn thế giới.
1.“Mác lớn” trong CV hay mối quan hệ rộng KHÔNG GIÚP tăng cơ hội nhận offer

Nhiều trường hợp ứng cử viên quá tự tin rằng kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn, có brand name hay big corp, học tại trường mục tiêu (target university) sẽ đảm bảo 1 vé nhận được offer từ các top firms. Tuy nhiên, “be mindful” với chuyện này.

“Mác lớn” chỉ là điều kiện cần, chứ không bao giờ là điều kiện đủ. Thừa nhận rằng, nếu có bằng cấp ở các target universities hoặc có kinh nghiệm ở các firms lớn sẽ giúp tăng cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn, nhưng không đồng nghĩa với việc 100% đậu và không có nghĩa rằng những người còn lại mặc định không có cơ hội. Quyết định đánh giá cuối cùng sẽ dựa trên performance trong các cuộc phỏng vấn. Đồng nghĩa với việc khi bạn được mời tới cuộc phỏng vấn, những yếu tố như mối quan hệ, danh tiếng trường học, …là không liên quan nữa.

2. Dành nhiều năm học ở trường cho sự nghiệp tương lai, nhưng chỉ dành vài ngày chuẩn bị để đạt được công việc đó là không thể chấp nhận

Thường bạn sẽ đứng giữa 2 lựa chọn:

Lựa chọn 1: Chuẩn bị từ sớm và bản thân thật sự sẵn sàng khi apply (và không có gì đảm bảo tuyệt đối rằng bạn sẽ nhận được lời mời phỏng vấn).
Lựa chọn 2: Đợi và không chuẩn bị đến khi nhận được lời mời phỏng vấn (nhưng sau đó không có đủ thời gian để chuẩn bị chu đáo, và bạn sẽ rớt như thường).

Cần xác định rõ rằng: Nếu bạn thực sự nghiêm túc và sẵn sàng muốn thay đổi cách tiếp cận các câu hỏi chiến lược trong vòng case interview, bạn nên lên kế hoạch thời thời gian chuẩn bị ít nhất 2 tháng.

 

3. Không ai quan tâm về việc bạn nhớ các thông tin giỏi tới đâu. Hãy học cách suy nghĩ và làm sao để điều hướng (guide) người phỏng vấn cùng 1 lúc

“A framework is NEVER a structure!” Dùng hàng tá framework với người phỏng vấn không làm cách tiếp cận case của bạn trở nên MECE hơn. Mà thể hiện một nỗ lực tuyệt vọng rằng bạn đang cố gắng khai thác bất cứ thông tin liên quan gì từ người phỏng vấn để đoán đường đi của mình – với hy vọng rằng dùng nó thì câu trả lời sẽ đầy đủ. Thà thừa còn hơn thiếu.

Tuy nhiên, tiếp cận case một cách hệ thống và có hiệu quả nghĩa là giải thích với người phỏng vấn một cách chính xác làm sao bạn nghĩ ra được câu trả lời đó. Cái họ muốn kiểm tra là top process thinking của ứng viên, cách các bạn đi từng vấn đề, những cái layer của họ như thế nào, chia nhỏ (breakdown) từng vấn đề ấy ra sao và từng layer ấy dựa vào data interviewer cung cấp để loại trừ và đưa ra root-cause là gì để đưa ra đề xuất phù hợp.

A structure is a LOGIC! Dòng suy luận chắc chắn sẽ dẫn bạn đi đúng hướng mà không gặp sai sót.

Ứng viên có thể hỏi interviewer bất cứ câu hỏi gì trong suốt quá trình case interview diễn ra. Do đó, hãy chắc chắn phát triển mạch logic dựa vào các nguyên tắc giải quyết vấn đề chặt chẽ. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết bất kì câu hỏi case nào, trong khi cùng lúc có thể có một cuộc trò chuyện với interviewer, và họ có thể follow suy nghĩ của bạn.

4. Hãy trở thành 1 “problem solver” thực thụ chứ không chỉ học và luyện giải case thụ động theo mẫu và framework có sẵn

Interviewer không đánh giá bạn đưa ra giải pháp “Đúng” hay “Sai”. Thậm chí bản thân một case đưa ra còn không có một câu trả lời “đúng”. Là một “problem solver” có phương pháp và cẩn thận là quan trọng hơn hết. Vì làm như vậy sẽ cho interviewer niềm tin rằng bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả trong bất kỳ câu hỏi chiến lược nào.

Các hành vi bạn cần thể hiện trong các buổi phỏng vấn của mình
– Điều hướng qua các case interview dựa vào mạch logic rõ ràng (hơn là các ý tưởng tùy hứng được rút ra từ các framework)
– Thực hiện các phân tích với một bức tranh rõ ràng về ĐIỀU GÌ bạn muốn kiểm tra, và kết quả đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến câu trả lời của bạn. Nói cách khác, ứng viên cần phải thực hiện các phân tích dựa trên tiêu chí đã được interviewer xác định.
– Xác định và phân tích rõ các yêu cầu, và tại sao kết quả của những phân tích đó sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách chắc chắn.

Khi làm như vậy thể hiện bạn có một quá trình suy nghĩ (thinking process) chặt chẽ cho phép cắt bỏ câu hỏi một cách đáng tin cậy và đi vào cốt lõi của vấn đề (right to their core). Một lần nữa, vấn đề không nằm ở việc tìm ra một lời giải đúng. Mà đó là việc tìm một câu trả lời CÓ KHẢ NĂNG (Possible answer) cho câu hỏi mà khách hàng đặt ra.

5. Ba điểm chung thường gặp ở các ứng viên sáng giá

– Thứ nhất, họ hiểu những nguyên tắc cơ bản.

Rất quan trọng khi hiểu được những gì được mong đợi ở ứng viên trong những cuộc phỏng vấn. Dựa trên tiêu chí nào, và làm sao có thể chứng minh những tiêu chí này trong những thời khắc quan trọng (moment of truth) khiến bạn nhận được sự đánh giá vượt trội. Lượng thông tin khổng lồ trên mạng gây khó khăn cho các ứng viên để phân biệt giữa thông tin chính xác hữu ích với thông tin không chính xác có hại. Thực hiện nghiên cứu các thông tin có chọn lọc giúp bạn tìm thấy và kiểm tra xem tác giả có thực sự hiểu những gì họ đang nói không (Liệu họ có thực sự được đào tạo chính quy về các quy trình phỏng vấn khi làm chuyên gia tư vấn tại các công ty tư vấn? Liệu họ có thực sự nhìn thấy hàng trăm ứng viên MBB thành công? Hay họ chỉ làm việc trong 1 công ty trong thời gian ít ỏi..)

Tìm hiểu nhiều nguồn ý kiến đến từ nhiều người khác nhau, các level khác nhau, công ty khác nhau để tránh bị thiên kiến nhé.

– Thứ hai, họ có khả năng tự đánh giá và cải thiện performance của bản thân liên tục.

Ứng viên cần hiểu performance của mình hiện tại so với điều kiện thực tế đang ở mức độ nào. Những gì chúng ta biết không đủ để nhận thức hết được điều gì được mong đợi trong interview. Việc này rất khó vì phải có quyền truy cập vào các nguồn và sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm (expert) trong lĩnh vực mà bạn được hỏi trong interview. Qua đó mới nhận được định hướng đúng và feedback về những gì bạn phải hoặc nên sử dụng để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực được hỏi trong các case interview.

Sẽ không bao giờ là đủ nếu cố gắng bắt chước cách tiếp cận của người khác bằng cách nghe video hay audio. Tiêu chuẩn thì ai cũng có mức đo được interview đưa ra như nhau nhưng hành trình để đáp ứng những tiêu chuẩn đó là riêng biệt theo mỗi cá nhân, vì mỗi người mang kinh nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu riêng.

Và chỉ có người đã phỏng vấn lượng lớn ứng viên với tư cách là một nhân viên phỏng vấn được đào tạo chính quy trong MBB, và những người đã thảo luận với những interviewers khác về các ứng viên trong lúc quyết định ai sẽ được chọn mới có thể cung cấp được insight đúng về một ứng viên sáng giá là như thế nào, kiến thức họ trả lời là đúng yêu cầu hay không… Điều này không thể biết qua những người ngẫu nhiên trên mạng mà bạn hay luyện tập cùng, cũng không thể biết được qua junior MBB. Vì họ chỉ có thể kể bạn nghe những gì là hiệu quả với họ.

– Thứ 3, họ được tiếp xúc và luyện tập với case partner chất lượng.

Luyện tập với những người bạn teammates chất lượng cao, luôn đặt ra những thử thách và support lẫn nhau trên con đường vươn tới sự xuất sắc. Hãy chắc rằng những người bạn đó hiểu những gì sẽ được hỏi trong những cuộc phỏng vấn, và bản thân cũng phải hỏi họ xem nên chú ý điều gì trong quá trình bạn thực hiện các case luyện tập. Bởi nếu như không làm vậy, bạn chỉ là đang luyện tập, tiếp thu và lặp đi lặp lại những điều sai trái, và điều đó không làm bạn thành công hơn.

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp