Chân dung Ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng

Con đường từ khi ứng viên chuẩn bị CV đến khi đối mặt với nhà tuyển dụng rất gian nan. Nhà tuyển dụng và ứng viên đều trải qua hàng trăm cuộc phỏng vấn trước khi họ là đồng nghiệp. Điều này chứng tỏ việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng khó khăn như công cuộc “đãi cát tìm vàng”. 

Table of Contents

\"\"

1. Ứng Viên Tiềm Năng – Cơ Hội Vàng Của Nhà Tuyển Dụng

Đối với nhà tuyển dụng, việc tìm kiếm, tuyển dụng nhân tài cho công ty có vai trò quan trọng. Ứng viên tiềm năng là người đáp ứng đa số tiêu chuẩn nhà tuyển dụng đặt ra. Họ phù hợp với bản mô tả ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Họ là sự lựa chọn lý tưởng đối với vị trí đang tuyển dụng về nhiều mặt. 

Bên cạnh sự phù hợp, ứng viên phù hợp giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, chi phí tuyển dụng. Ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lên kế hoạch đào tạo phù hợp. 

\"\"

2. Chân Dung Ứng Viên Tiềm Năng 

2.1. Trình độ chuyên môn và kỹ năng 

Theo trang working.vn, nhà tuyển dụng đánh giá trình độ chuyên môn và kỹ năng của ứng viên tiềm năng chiếm hơn 30% quyết định tuyển dụng. Đối với nhà tuyển dụng, trình độ chuyên môn được thể hiện qua chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu của ứng viên. Thông thường, các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ được rèn luyện qua quá trình học tập tại Đại học của ứng viên.

Về kỹ năng, nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm một ứng viên có cả kỹ năng cứng và mềm. Kỹ năng cứng thể hiện qua kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự hay kỹ năng nghiệp vụ liên quan. Trong khi đó, kỹ năng mềm của ứng viên thể hiện qua khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, làm việc nhóm,… Đặc biệt, trong lĩnh vực Tư vấn quản trị, kỹ năng phân tích vấn đề và giao tiếp là 2 kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. 

Ví dụ, với vị trí tuyển dụng là Content Marketing, một ứng viên tiềm năng thể hiện ở:  

  • Kiến thức chuyên môn như: Kiến thức về Marketing,…
  • Kỹ năng nghiệp vụ như: Viết bài chuẩn SEO trên website,….
  • Kỹ năng mềm như: tìm kiếm, phân tích thông tin,….

\"tiềm

2.2. Sự hiểu biết thấu đáo 

Đối với nhà tuyển dụng, một ứng viên tiềm năng nhất thiết phải có sự hiểu biết thấu đáo cả về bản thân và công ty, bao gồm: 

Hiểu rõ về vị trí công việc đang tuyển dụng

Ứng viên tiềm năng là người lý tưởng cho bản mô tả tuyển dụng mà nhà tuyển dụng tạo ra. Vậy nên, việc hiểu rõ vị trí công việc đang tuyển dụng là điều rất cần thiết. Thông thường, nhà tuyển dụng thấy được điều này phần lớn qua những gì mà ứng viên thể hiện trong CV. 

Ví dụ: Một bản CV ấn tượng thể hiện ứng viên hiểu rõ về vị trí đang tuyển dụng thường bao gồm: các công việc, thành tựu, kỹ năng thực sự liên quan đến vị trí công việc tìm kiếm,…

Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, chỉ với một câu hỏi về lộ trình thăng tiến hay mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên cũng đủ để nhà tuyển dụng quyết định xem đây có phải là ứng viên mình đang tìm kiếm hay không.

Hiểu rõ về công ty

Với tiêu chí này, nhà tuyển dụng quyết định xem ai là ứng viên tiềm năng qua các câu hỏi như: 

  • Em biết đến công ty qua đâu?
  • Em cảm nhận như thế nào về công ty?
  • Em mong muốn một môi trường làm việc như thế nào?
  • ….

Theo Pamela Shand, Giám đốc điều hành của công ty huấn luyện nghề nghiệp Offer Stage Consulting, một ứng viên tiềm năng cần biết sứ mệnh, giá trị cốt lõi và lịch sử của tổ chức. Điều này cho biết rằng họ thực sự quan tâm đến tổ chức chứ không chỉ tìm kiếm một công việc. 

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng sự phù hợp với văn hóa công ty. Do đó, việc hiểu rõ công ty, trong đó có cả văn hóa và môi trường làm việc đã đáp ứng được phần nào tiêu chí ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng.

Hiểu rõ về lĩnh vực đang tuyển dụng

Đây được coi là một cấp độ hiểu biết cao hơn và đòi hỏi ứng viên phải có cái nhìn tổng quát. Nếu nhà tuyển dụng tìm kiếm được một người mà có hiểu biết chi tiết về ngành, về sản phẩm hay dịch vụ, về lĩnh vực đang ứng tuyển, chắc chắn đây là một ứng viên tiềm năng

Hiểu rõ về bản thân mình

Hiểu rõ về bản thân mình cực kỳ quan trọng đối với ứng viên tiềm năng. Một khi ứng viên hiểu rõ về bản thân mình, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng khai thác và quyết định xem ứng viên có thực sự tiềm năng hay không. 

Nhà tuyển dụng biết được điều này ở ứng viên thông qua các câu hỏi như: 

  • Đam mê của em là gì?
  • Mong muốn trong tương lai của em như thế nào?
  • Em tưởng tượng như thế nào về bản thân trong 5 năm tới?
  • ….

Đặc biệt, với các công ty Tư vấn quản trị, việc ứng viên trả lời một cách rành mạch, rõ ràng về bản thân họ ở hiện tại hay tương lai cũng thể hiện kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề rất tốt của ứng viên. 

\"ứng

2.3. Thái độ tốt – Chìa khóa chinh phục nhà tuyển dụng

Thái độ đối với nhà tuyển dụng đôi khi còn quan trọng hơn cả trình độ chuyên môn và kỹ năng. Thái độ, đối với những công ty mới thành lập, thậm chí còn là yếu tố quan trọng nhất để tuyển dụng ứng viên. 

Nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng những thái độ phù hợp, bao gồm:

Sự tự tin 

Ứng viên tốt sẽ luôn thể hiện sự tự tin vào chính bản thân mình trong mọi trường hợp. Bằng thái độ tự tin, ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục mọi thử thách. 

Sự nhiệt huyết 

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một ứng viên tiềm năng với sự nhiệt huyết tràn đầy cho công việc cũng như doanh nghiệp. Với sự nhiệt huyết, ứng viên sẽ luôn tìm cách để công việc đạt hiệu quả cao nhất. 

Sự trung thực

Đây là một đức tính rất cần thiết mà nhà tuyển dụng mong chờ được thấy ở một ứng viên tiềm năng. Ứng viên cần phải thực tế, trung thực và sẵn sàng nhìn vào sự thật để cải thiện cũng như phát triển bản thân mình. Với những người như vậy, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển mà không bị mắc phải những sai lầm cũ. 

Sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi

Thái độ cởi mở, chân thành và luôn sẵn sàng học hỏi ở ứng viên khiến nhà tuyển dụng cảm thấy thích thú. Một công ty với tuyể dụng những ứng viên tiềm năng mang trong mình tinh thần học hỏi sẽ ngày càng thành công và dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay. 

Sự cầu tiến

Đây là một trong những điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy nhất ở một ứng viên tiềm năng. Bất cứ khi nào, thái độ cầu tiền luôn được đề cao bởi khi đó, ứng viên sẽ tiềm ẩn khả năng giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc và sẵn sàng bỏ xa các đối thủ luôn “ngủ quên trên chiến thắng”.

…..

Nhìn chung, tất cả các thái độ này của một ứng viên tiềm năng đều thể hiện rất rõ qua buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường tập trung chú ý vào ngôn ngữ, cử chỉ của ứng viên. Những cái bắt tay, hay những giao tiếp bằng mắt đều thể hiện bạn có phải là ứng viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng đang tìm hay không. 

Ví dụ các câu hỏi: 

  • Câu hỏi tình huống. Chẳng hạn: Nếu bạn lạc vào rừng, điều gì bạn suy nghĩ đến đầu tiên? 
  • Câu hỏi kể về khó khăn trong quá khứ mà ứng viên đã gặp phải.
  • Câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên. Sự cởi mở về điểm yếu của ứng viên trong quá trình phỏng vấn cũng là một điểm rất ấn tượng. 
  • Câu hỏi về một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan. Điều này thường để kiểm tra tinh thần học hỏi của ứng viên. Đặc biệt trong lĩnh vực Tư vấn quản trị, mỗi Management Consultant (nhà tư vấn quản trị) cần phải làm việc với nhiều khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau, kể cả những lĩnh vực họ không phải là chuyên gia. Vậy nên, thái độ cầu tiến và tinh thần ham học hỏi là điều mà chắc chắn công ty Tư vấn quản trị nào cũng tìm kiếm. 

\"ứng

2.4. Sáng tạo ý tưởng phong phú 

Sáng tạo những ý tưởng phong phú được coi là tiêu chí mới mẻ và khác biệt so với thời kỳ tuyển dụng trước đây. Xã hội hiện nay dưới sự phát triển của công nghệ số đang thay đổi một cách nhanh chóng. Do đó, một ứng viên tiềm năng nhất thiết phải có sự sáng tạo để thích nghi với xã hội hiện tại. 

Nhà tuyển dụng đánh giá tiêu chí này ở ứng viên cũng rất phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, các câu hỏi về IQ, EQ,... Đặc biệt, với nhiều công cụ và nền tảng số như Tiktok, Facebook,…, nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng kiểm tra sự sáng tạo của ứng viên tiềm năng bằng cách theo dõi họ. 

Sáng tạo với nhà tuyển dụng đôi khi không giới hạn. Nhà tuyển dụng thường ấn tượng với một ứng viên dám thể hiện những ý tưởng của mình và sẵn sàng hiện thực hóa những ý tưởng đó. Vậy nên, với các ứng viên, kể cả trong CV hay buổi phỏng vấn, hãy tự tin đưa ra ý tưởng sáng tạo của mình. 

3. Lời Kết

Để tìm kiếm ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng phải tốn rất nhiều công sức cũng như quá trình đánh giá căng thẳng. Để trở thành ứng viên phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của nhà tuyển dụng, mỗi người nên sẵn sàng học hỏi, trau dồi và xây dựng cho mình kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều góc nhìn bổ ích về những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên phù hợp.

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của 1 management consultant 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp