Nguyên tắc CV #3: So what – thế thì sao?

Trong quá trình review CV miễn phí cho hàng trăm bạn sinh viên thời gian qua, anh nhận ra là rất nhiều em có không thiếu nội dung để cho vào CV. Có những em năm 1, năm 2 gửi cho anh CV dài hàng 2-3 trang, trong đó có danh sách rất dài tất cả các kinh nghiệm thực tập, hoạt động ngoại khóa, giải thưởng, vv… Bên cạnh đó, có những em (do tiết kiệm công sức?) gửi cho anh CV rất sơ sài, có khi chỉ để tên của một loạt các tổ chức, công ty mà không có lời giải thích cụ thể.

Cả hai trường hợp đều khiến anh phải đặt câu hỏi: “Làm nhiều đấy, thế thì sao?” Kể cho nhà tuyển dụng nghe những gì các em đã làm là quan trọng, nhưng các em cần thể hiện rõ ảnh hưởng của những việc các em đã làm tới bản thân và những dự án, tổ chức, công ty mà các em đã tham gia.

Có 3 cơ hội để trả lời câu hỏi “thế thì sao” trên CV:

Kết quả của hành động:
Ngoài việc liệt kê các hành động mình đã làm, các em cần nói rõ được các hành động đó đã tạo được những kết quả gì cho dự án/nhóm làm việc, và xa hơn nữa là ảnh hưởng của những hành động đó tới tổ chức, công ty (VD: tăng lượng khách hàng, tiết kiệm chi phí, khiến quy trình hiệu quả hơn, vv…)

Các kỹ năng thu được:
Một trong những điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy nhất trên CV là những kỹ năng phù hợp cho công việc họ đang tuyển. Vì vậy, các em cần tận dụng những bullet point để nhấn mạnh những kỹ năng mình đã học/áp dụng được trong quá trình thực tập/làm việc ở một nơi nào đó.

Kinh nghiệm có chọn lọc:
Nhà tuyển dụng tuy hiểu rằng sinh viên thường sẽ tham gia nhiều hoạt động để trải nghiệm, nhưng họ cũng muốn nhìn thấy một hướng đi nghề nghiệp nào đó đang được định hình. Ví dụ như các em đang muốn apply vào một marketing agency, thì sẽ rất tốt nếu như 1-2 lần thực tập gần đây nhất trên CV có liên quan đến advertising hay digital marketing. Điều đó sẽ cho thấy các em có suy nghĩ nghiêm túc về mục tiêu nghề nghiệp khi apply vào công ty đó.

CV không phải là nơi để viết hồi ký, mà là cơ hội để “bán bản thân” cho nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy những ảnh hưởng, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp nhất của các em nhé!

Đọc thêm tại: facebook.com/duong.harvard

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp