Bí kíp thể hiện skills

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ với các bạn cách làm nhà tuyển dụng thất vọng toàn tập với “thanh năng lượng skills”. Có lẽ bây giờ nhiều bạn đang thắc mắc: vậy làm thế nào để cho nhà tuyển dụng thấy bạn không chỉ biết mở file Word nhỉ? \"😊\"

Bạn đã sẵn sàng chưa? Đây là 3 bí kíp thể hiện skills trên CV “đỉnh của đỉnh” nhé:

\"🎯\" 1. Để kinh nghiệm và các hoạt động ngoại khóa “khoe” hộ bạn

Có bao giờ bạn thắc mắc nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì trên CV của bạn không? Trường top, điểm cao, tên công ty nổi tiếng, vv… – tất cả đều đúng. Nhưng quan trọng hơn cả là họ tìm những bằng chứng cho thấy bạn LÀM ĐƯỢC VIỆC. Và để làm được việc thì bạn phải có skills đúng không nào?

Thay vì mô tả kinh nghiệm một cách chung chung, ví dụ như “nghiên cứu vaccine Covid-19”, bạn có thể viết “phân tích dữ liệu phản ứng của +100,000 bệnh nhân bằng Excel Pivot Table để đánh giá hiệu quả của vaccine Covid-19.” Bằng cách này, bạn khẳng định với nhà tuyển dụng: tôi đã từng áp dụng skill Excel Pivot Table trong một công việc thực tế, và vì vậy có thể LÀM ĐƯỢC VIỆC có yêu cầu skill Excel Pivot Table ở bất kỳ lĩnh vực nào.

\"🎯\" 2. Dùng chứng chỉ, giải thưởng uy tín để tăng độ tin cậy

Kể cả khi bạn có ghi trong CV của mình là “English ờ mây zing gút chóp,” nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ tin là bạn rất siêu tiếng Anh cho đến khi bạn chứng minh bằng điểm IELTS 9.0. Tương tự như vậy, giải thưởng cao ở một cuộc thi hùng biện danh tiếng có giá trị gấp nhiều lần dòng chữ “public speaking skill,” hay CFA so với “financial analysis skill.” Các chứng chỉ, giải thưởng là bằng chứng rất thuyết phục cho thấy skills của bạn đã được một bên thứ ba công nhận.

Tuy nhiên, trước khi lao vào các cuộc thi hay khóa học, hãy lập ra một danh sách 3-5 skills đáng để bạn đầu tư thời gian, công sức nhất. Và quan trọng hơn cả, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự học được skills qua những cuộc thi hay khóa học này, thay vì chỉ lấy chứng chỉ để cho vào CV.

\"🎯\" 3. Cụ thể hóa & cá nhân hóa

Sau khi đã làm 2 điều trên, bạn vẫn có thể nhấn mạnh một lần nữa bằng một mục riêng về skills trên CV. Tuy nhiên, hãy làm tất cả để tránh skills của mình giống với 99% ứng viên còn lại. Thay vì viết chung chung là “kỹ năng giao tiếp,” bạn nên nghĩ kỹ xem mình đã sử dụng skill này ở những hoàn cảnh nào, với đối tượng nào. Từ đó, bạn có thể cụ thể hóa thành “thương thảo hợp đồng lao động,” hay “hòa giải xung đột trong các cuộc đàm phán” để làm bản thân nổi bật hơn.

Thế những skills nào là “hot” nhất trên thị trường tuyển dụng hiện nay để cho vào CV? Hãy đọc bài viết tiếp theo nhé \"😉\"

Đọc thêm tại: facebook.com/duong.harvard

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp